0210 655 9999

Điều trị bảo tồn gãy xương ở trẻ em

Gãy xương ở trẻ em thường do hiếu động chạy nhảy nhiều, tai nạn sinh hoạt,…Tuỳ từng trường hợp gãy xương cần phải can thiệp, phải phẫu thuật để chỉnh hình. Tuy nhiên, có những trường hợp gãy xương chân hoặc tay ở trẻ em chỉ cần nắn xương và điều trị bảo tồn mà không cần phẫu thuật cho trẻ để giúp trẻ đỡ đau đớn và đỡ tổn thương hơn.

Đặc điểm xương của trẻ em:

– Xương trẻ em mềm và dễ uốn cong, nhiều lỗ xốp, chịu được biến dạng và nén ép.

– Xương trẻ em tự nó có thể làm thẳng được nhưng không phải là tất cả.

– Cốt mạc vững lên duy trì liên tục giúp ngăn ngừa di lệch và dễ liền xương.

– Xương trẻ em liền nhanh do cốt mạc liên tục, sự cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ liền xương càng sớm (sơ sinh 2 – 3 tuần, 7 – 10 tuổi là 6 tuần, trên 10 tuổi là  8 – 10 tuần).

Nguyên nhân, triệu chứng khi trẻ gãy xương:

trẻ gãy xương

Nguyên nhân: 

– Do tai nạn sinh hoạt: Trẻ leo, trèo, chạy nhảy

– Do tai nạn giao thông

– Do bệnh lý

Triệu chứng:

– Bất lực về vận động

– Ấn vào chỗ bị tổn thương trẻ đau

– Sưng và bầm tím chỗ bị tổn thương

– Một số trường hợp ít gặp là trẻ bị gãy xương nhưng vẫn vận động nhẹ được trường hợp này là gãy xương kín

Hướng dẫn sơ cứu: 

– Nẹp cố định vùng bị tổn thương và đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời.

Biến chứng của trẻ  bị gãy xương:

– Sốc đau

– Mạch máu thần kinh

– Tay chân cong vẹo và chức năng sẽ bị ảnh hưởng

Khi trẻ bị gãy xương chủ yếu điều trị bằng phương pháp điều trị bảo tồn xương

Để biết đầy đủ về phương pháp điều trị bảo tồn xương của trẻ mời các bạn cùng xem chương trình ” Hành trang sức khoẻ” do Đài phát thanh truyền hình Phú Thọ phối hợp với Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ thực hiện