0210 655 9999

Một số bệnh lý về đường hô hấp

Các bệnh lý về đường hô hấp thường xảy ra quanh năm, nhưng thời điểm giao mùa, thay đổi nhiệt độ, thời tiết nắng mưa thất thường thì tần suất mắc nhiều hơn.

Dưới đây là một số bệnh lý về đường hô hấp:

Nội dung chính

1. HEN SUYỄN Ở TRẺ EM MÙA LẠNH: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Không khí chuyển lạnh nên thời tiết, độ ẩm không khí cũng thay đổi là những yếu tố dễ gây kích thích cơn hen ở trẻ.

Các bệnh lý

Hen suyễn mùa lạnh ở trẻ em

Bệnh hen suyễn ở trẻ em là gì?

Hen suyễn là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây khó thở, ho, khò khè và tức ngực ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em khi trời chuyển rét

Các biểu hiện hen suyễn thường gặp ở trẻ em mùa lạnh gồm:

+ Ho

+ Khò khè

+ Khó thở

+ Thở nhanh

+ Thời gian thở ra dài, nặng ngực

+ Cơ thể trẻ mệt mỏi, mất ngủ, dễ khó chịu, cáu gắt

Khi cơn hen chuyển nặng, trẻ có thể có các dấu hiệu nguy hiểm như sau:

+ Cánh mũi phập phồng

+ Co rút cơ ngực khi thở

+ Thở rút lõm hõm ức

+ Trẻ nói ngắt quãng, không rõ lời, có tiếng rít lớn khi thở ra

+ Môi tím,…

+ Nếu kéo dài thời gian trong cấp cứu trẻ có cơn hen nặng, có thể khiến trẻ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, kể cả nguy cơ tử vong cao

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị hen suyễn trong mùa lạnh?

+ Hạn chế cho trẻ ra ngoài khi thời tiết lạnh, khô. Nếu trẻ cần ra ngoài, nên đảm bảo đủ ấm cho trẻ

+ Kiểm soát độ ẩm trong phòng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, vậy nên đảm bảo độ ẩm phòng từ 40 – 70%

+ Không hút thuốc lá trong khuôn viên gia đình, không dẫn trẻ đến khu vực ô nhiễm môi trường (khói thuốc lá, khói bếp), giặt gối nệm, chăn ga định kỳ

+ Chủ động thực hiện các biện pháp ngừa khởi phát cơn hen cấp, tăng cường miễn dịch ở trẻ, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vừa sức nhằm giúp trẻ tăng cường sức bền và khỏe phổi. Ngoài ra, trẻ nên được tiêm chủng đầy đủ để hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh lý hay gặp như cúm mùa,….

+ Khi trẻ có những biểu hiệu bất thường, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh kéo dài để bệnh tiến triển nặng thêm và gây biến chứng nguy hiểm

Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, Khoa Nhi hô hấp – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ là địa chỉ uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý đường hô hấp cho trẻ. Khi trẻ có biểu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp, bố mẹ có thể trực tiếp đưa trẻ đến Bệnh viện (địa chỉ: đường Nguyễn Tất Thành – phường Nông Trang – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ) để được thăm khám kịp thời hoặc liên hệ tổng đài CSKH 0210 655 9999 (miễn phí) để được hỗ trợ.

2. VIÊM PHỔI KẼ Ở TRẺ EM: NHỮNG ĐIỀU BA MẸ CẦN BIẾT

Viêm phổi kẽ là một bệnh lý ảnh hưởng đến mô kẽ của phổi, gây viêm nhiễm ở các mô xung quanh cho tới các bệnh lý truyền nhiễm.

Viêm phổi kẽ ở trẻ em thường ít phổ biến hơn so với viêm phổi thông thường nhưng lại có thể nghiêm trọng hơn và kéo dài. Bệnh có thể dẫn tới xơ phổi và có khả năng tái phát sau điều trị.

đường hô hấp

Viêm phổi kẽ ở trẻ em

 Nguyên nhân gây viêm phổi kẽ ở trẻ em do đâu?

+ Di truyền

+ Rối loạn hệ thống miễn dịch

+ Mắc bệnh tự miễn (lupus ban đỏ, vẩy nến, viêm …)

+ Mắc bệnh truyền nhiễm (sởi, cúm, lao…)

+ Dị tật bẩm sinh như dị dạng mạch máu phổi, nang phế quản,…

+ Trẻ bị hút hoặc hít dị vật vào phổi

+ Sống trong môi trường độc hại (có nhiều khói bụi, khí độc, bụi,…)

+ Các vấn đề liên quan đến phẫu thuật (như ghép tuỷ, ghép phổi,…) và các vấn đề liên quan đến can thiệp điều trị khác có thể gây tổn thương ở hệ miễn dịch

Triệu chứng viêm phổi kẽ ở trẻ

  • Khó thở, thở nhanh, hụt hơi
  • Ho khan khó chịu
  • Thở co rút khu vực 2 bên dưới xương sườn
  • Lượng oxy trong máu giảm
  • Có tiếng thở rít trong phổi
  • Thường xuyên bị trào ngược, nôn ói
  • Gặp vấn đề về sự phát triển và cân nặng
  • Mệt mỏi

Điều trị viêm phổi kẽ ở trẻ em sao cho hiệu quả?

Đối với những ca bệnh nhẹ:

  • Bác sĩ chỉ định thuốc
  • Sử dụng liệu pháp oxy
  • Cho trẻ nghỉ ngơi và có lối sinh hoạt lành mạnh
  • Tập luyện thể dục sẽ giúp phục hồi chức năng phổi

Đối với những ca bệnh nặng:

  • Phải sử dụng máy thở
  • Có thể được chỉ định ghép phổi khi bệnh nhân có chuyển biến xấu

Viêm phổi kẽ ở trẻ em ảnh hưởng tới chức năng hô hấp ở trẻ một cách trực tiếp và có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bệnh không thể tự khỏi và có nguy cơ biến chuyển nặng sang xơ phổi nên tốt nhất khi xuất hiện những triệu chứng trên, cần cho bé đi khám để có thể chữa trị sớm.

Với đội ngũ cán bộ nhân viên y tế giàu chuyên môn, kinh nghiệm,  Khoa Nhi hô hấp – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ là địa chỉ uy tín trong khám và điều trị các bệnh về đường hô hấp ở trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp, bố mẹ có thể trực tiếp đưa trẻ đến Bệnh viện (địa chỉ: đường Nguyễn Tất Thành – phường Nông Trang – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ) để được thăm khám kịp thời hoặc liên hệ tổng đài CSKH 0210 655 9999 (miễn phí) để được hỗ trợ.

3. PHÂN BIỆT VIÊM PHẾ QUẢN CẤP VỚI CẢM CÚM Ở TRẺ EM

Sốt kèm ho khan là một trong những biểu hiện thường gặp của cảm cúm. Nhưng nếu ho dai dẳng sau khi đã hết cảm cúm, hãy thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt vì có thể đây là dấu hiệu của viêm phế quản cấp.

Các bệnh lý về đường hô hấp

Viêm phế quản cấp ở trẻ em

 Viêm phế quản cấp là gì?

Viêm phế quản cấp thường xảy ra do nhiễm virus, có thể có liên quan và diễn biến nặng hơn nếu trẻ sống trong môi trường tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên. Loại viêm phế quản này nặng hơn so với cảm cúm thông thường nhưng không nghiêm trọng bằng viêm phổi.

Viêm phế quản cấp có những biểu hiện gì?

  • Ho thường xuyên, ho có đờm
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Mệt mỏi
  • Thở rít
  • Sốt

Điều trị viêm phế quản cấp có thể điều trị tại nhà không?

Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em có thể được điều trị dứt điểm nhanh chóng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, mức độ nặng của viêm phế quản, bác sĩ có thể chỉ định  thăm khám và kê đơn điều trị viêm phế quản cho trẻ tại nhà hoặc yêu cầu nhập viện để theo dõi và điều trị kịp thời.

Thuốc kháng sinh sẽ không được dùng trong điều trị viêm phế quản ở trẻ em nếu không có dấu hiệu nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn. Trẻ sốt cao sẽ được hạ sốt bởi Acetaminophen hoặc Ibuprofen với liều lượng thích hợp.

Lưu ý, đối với các loại thuốc dùng cho trẻ cần tuân thủ theo đúng chỉ định dành cho trẻ, tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc hoặc dừng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Khi nào cần đi khám viêm phế quản cấp?

  • Ho từ hai đến ba tuần
  • Sốt
  • Ho ra máu hoặc có đờm mủ
  • Khó thở, thở rít

Khi trẻ có biểu hiện viêm phế quản cấp, ba mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ (địa chỉ: đường Nguyễn Tất Thành – phường Nông Trang – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ) để được thăm khám kịp thời hoặc liên hệ tổng đài CSKH 0210 655 9999 (miễn phí) để được hỗ trợ.

4. HO GÀ Ở TRẺ: KHI NÀO CẦN ĐƯA BÉ ĐI KHÁM?

Ho gà ở trẻ chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi, chiếm 90% tổng số ca bệnh. Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em sơ sinh, bệnh thường có diễn tiến nhanh, gây biến chứng và tỷ lệ tử vong cao.

Ở trẻ dưới 6 tuổi, chưa tiêm phòng vacxin bệnh ho gà có diễn biến nặng, tỷ lệ gặp biến chứng và tử vong cao. Vì vậy, trẻ cần được tiêm phòng vacxin ngừa bệnh sớm, theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Một số bệnh lý về đường hô hấp

Ho gà ở trẻ em

Ho gà là gì?

Ho gà là một bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn gây ra, thường bùng phát nhiều vào mùa hè.

Bệnh ho gà đặc trưng bằng những đợt ho dữ dội kéo dài, thở rít có âm thanh khò khè khi trẻ hít vào và nôn mửa sau khi ho.

Những biểu hiện của bệnh ho gà?

Triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ  có thể thay đổi theo độ tuổi và khả năng miễn dịch:

  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trẻ thở hổn hển, thậm chí là ngưng thở, mặt đỏ, tệ hơn là mặt chuyển sang màu tím hoặc xanh trong vài giây.
  • Ở trẻ lớn nếu đã được tiêm vacxin: Các biểu hiện bệnh ở mức độ nhẹ.

Các triệu chứng của ho gà có thể khác nhau theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn Catarrhal (kéo dài từ 1 – 2 tuần): cơn ho nhẹ, chảy nước mũi, cũng có thể sốt nhẹ ở một vài trường hợp
  • Giai đoạn kịch phát (kéo dài từ 2 – 8 tuần): cơn ho dữ dội, liên tục, có thể nôn mửa sau ho. Da tái
  • Giai đoạn lui bệnh (kéo dài từ vài tuần đến vài tháng): Cơn ho có thể tái phát hoặc trở nặng nếu bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Khi nào phải đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Ở các trường hợp sau, bệnh ho gà có thể tăng nguy cơ tử vong cao:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ chưa đủ 6 tháng tuổi.
  • Trẻ chưa tiêm đủ hoặc chưa từng tiêm các mũi vacxin ngừa bệnh ho gà.
  • Trẻ mắc bệnh béo phì, hen suyễn…

Các chuyên gia khuyến cáo, tỷ lệ mắc ho gà, bị  biến chứng và tử vong ở trẻ bị ho gà sẽ giảm thiểu đáng kể khi trẻ được tiêm phòng đủ các mũi vacxin ngừa bệnh. Tuy nhiên, cho dù trẻ đã tiêm phòng vacxin ngừa ho gà hoặc đã từng mắc bệnh ho gà, cơ thể vẫn sẽ không có khả năng miễn dịch suốt đời với bệnh này. Do đó, thường ở độ tuổi từ 11 – 12, trẻ cần tiêm nhắc lại định kỳ.

Bố mẹ có thể đưa trẻ đến Trung tâm tiêm chủng và miễn dịch – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ (địa chỉ: đường Nguyễn Tất Thành – phường Nông Trang – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ) để được tư vấn, hướng dẫn và thăm khám kịp thời hoặc liên hệ tổng đài CSKH 0210 655 9999 (miễn phí) để được hỗ trợ.

6. MẸO HAY ĐỂ GIÚP TRẺ SƠ SINH HÍT THỞ DỄ DÀNG HƠN KHI BỊ NGHẸT MŨI

Trẻ sơ sinh là đối tượng thường bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài dẫn đến nghẹt mũi, tình trạng khiến bố mẹ lo lắng, hoang mang. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một vài cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản nhưng hiệu quả ngay tại nhà.

bệnh lý về đường hô hấp

Mẹo hay giúp trẻ sơ sinh hít thở dễ dàng hơn

 Vì sao trẻ sơ sinh lại hay bị nghẹt mũi?

  • Do sốt virus
  • Dị ứng từ các tác nhân dị nguyên từ bên ngoài (lông chó, mèo, nước hoa, bụi bẩn, khói thuốc,…)
  • Dịch nhầy còn sót lại trong mũi chưa được hút sạch
  • Dị vật vô tình rơi vào trong mũi

Những mẹo hiệu quả chữa nghẹt mũi hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Làm sạch và thông thoáng đường thở

Mẹ chỉ nên nhỏ nước muối và hút mũi 1 – 2 lần/ngày cho trẻ, để tránh khô và kích ứng niêm mạc. Sau đó, dùng bông sạch nhúng nước ấm và vệ sinh mũi cho bé.

Massage và xông hơi mũi

Dùng ngón tay dây nhẹ 2 bên sống mũi, sau đó nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy. Ngoài ra, có thể kết hợp xông hơi thảo dược để tăng hiệu quả. Một số loại thảo dược sẽ có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tuy nhiên phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn với trẻ sơ sinh.

Vỗ nhẹ vào lưng

Vỗ và xoa nhẹ vào lưng giúp làm lỏng dịch nhầy ứ đọng trong lồng ngực và giảm tình trạng nghẹt mũi hiệu quả.

Khi nào trẻ bị nghẹt mũi nên đưa đi khám?

  • Tình trạng nghẹt mũi bị kéo dài (từ 5 ngày trở lên)
  • Mẹ đã thử nhiều mẹo chữa nghẹt mũi nhưng triệu chứng không thuyên giảm mà có xu hướng nặng hơn
  • Nghẹt mũi, sổ mũi đi kèm với tình trạng sốt, khó thở, bỏ bú, quấy khóc liên tục,…

Khi trẻ có biểu hiện nghẹt mũi nặng hơn, ba mẹ có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ (địa chỉ: đường Nguyễn Tất Thành – phường Nông Trang – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ) để được thăm khám và điều trị kịp thời hoặc liên hệ tổng đài CSKH 0210 655 9999 (miễn phí) để được hỗ trợ.

6. ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ TRONG MÙA LẠNH BA MẸ CẦN LÀM GÌ?

Nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng ở  trẻ vào mùa đông là biện pháp hữu hiệu giúp con giảm thiểu nguy cơ mắc cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh đường hô hấp. Điều này còn giúp trẻ có nền tảng sức khỏe tốt và phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần.

Tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa lạnh là việc làm vô cùng cần thiết cho con trẻ

Sau đây là một vài biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ vào mùa đông hiệu quả cũng như những lưu ý mà mẹ cần ghi nhớ:

(1). Tránh cho bé bị nhiễm lạnh

Giữ ấm vừa đủ, tránh ủ chăn, mặc áo cho bé quá dày khiến con đổ mồ hôi thấm ngược vào da, gây cảm lạnh, dễ bị viêm phổi. Có thể sử dụng quạt sưởi để giữ ấm nhưng tuyệt đối không dùng bếp than nhằm tránh gây ngạt, ngộ độc khí CO2

(2). Tiêm phòng vắc xin cúm mùa hàng năm cho trẻ

  • Tiêm phòng vắc xin cúm mùa cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, giúp cơ thể trẻ hình thành kháng thể chống lại virus cúm, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh
  • Nếu trẻ đang có vấn đề về sức khỏe thì không nên tiêm

(3). Chú trọng giấc ngủ

  • Trẻ sơ sinh – chưa đủ 6 tháng tuổi: 18 – 20 tiếng/ngày
  • Trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi: 12 – 13 tiếng/ngày
  • Trẻ mẫu giáo: 10h – 12 tiếng/ngày
  • Trẻ lớn: 8 – 10 tiếng/ngày

(4). Tắm nắng cho bé

Tắm nắng vào buổi sớm giúp trẻ hấp thu tốt vitamin D, tăng sức đề kháng, phòng còi xương. Đồng thời, trẻ được tiếp xúc và hoạt động ngoài trời giúp tăng khả năng thích ứng với thời tiết, môi trường,… Đây là yếu tố quan trọng giúp tăng khả năng đề kháng cơ thể. Vào mùa đông, thời gian cho trẻ phơi nắng, vận động ngoài trời hợp lí là khung giờ: 8h00 – 9h30 và 15h00 – 17h00.

(5). Đảm bảo chế độ ăn đủ chất

  • Mẹ nên cho trẻ dùng đồ ăn, thức uống còn ấm, không cho trẻ ăn đồ lạnh, uống nước đá lạnh vào mùa đông vì dễ khiến trẻ bị viêm, đau rát họng.
  • Trẻ dưới 6 tháng nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để nhận được lượng dưỡng chất và kháng thể tốt nhất từ sữa mẹ.

(6). Cho trẻ uống đủ nước

Lượng nước uống mỗi ngày của từng trẻ sẽ khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu, thể trạng, thói quen vận động,… Ngoài nước lọc, nên cho trẻ uống thêm nước canh, nước hoa quả. Trẻ dưới 6 tuổi thì không cần bổ sung thêm nước vì trẻ đã có đủ lượng nước từ sữa mẹ, sữa công thức.

(7). Không tự ý cho trẻ uống kháng sinh

Nếu trẻ có dấu hiệu ho, sốt, mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

7. LÝ DO NÊN TIÊM VACXIN CÚM HÀNG NĂM CHO TRẺ

Cúm là bệnh lý thường xuất hiện chủ yếu vào mùa đông và dẫn đến các biến chứng viêm nhiễm đường hô hấp. Bệnh có thể lây qua các giọt bắn nước bọt hoặc do dịch tiết mũi họng của bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Virus cúm cũng có thể tồn tại trên các bề mặt đồ vật hoặc dụng cụ ăn uống mà bệnh nhân tiếp xúc.

bệnh lý về đường hô hấp

Tiêm vacxin cho trẻ để chống lại sự tấn công của các virus cúm

 Lý do nên tiêm cúm hàng năm cho trẻ

  • Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh cúm, thường biến chứng của bệnh cúm ở trẻ em nguy hiểm hơn so với người lớn
  • Các loại virus cúm sẽ biến đổi qua từng năm, vậy nên kháng thể được tạo ra bởi vacxin thông thường chỉ có hiệu lực trong khoảng một năm
  • Theo thời gian, các kháng thể do vacxin cúm tạo ra sẽ suy yếu dần
  • Thành phần của vacxin cúm luôn được cập nhật, thay đổi hàng năm để phù hợp với các chủng cúm đang lưu hành

Vì vậy, thời điểm tiêm vacxin cúm hiệu quả là tiêm mỗi năm để kích hoạt hệ thống miễn dịch, sản sinh thêm các kháng thể chống lại sự tấn công của các loại  virus cúm.

Với đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao và kinh nghiệm dày dặn, kết hợp với đó là cơ sở hạ tầng đầy đủ, khang trang, Trung tâm tiêm chủng và miễn dịch dị ứng, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ là địa chỉ uy tín mà bố mẹ có thể yên tâm đưa trẻ đến Bệnh viện thăm khám (địa chỉ: đường Nguyễn Tất Thành – phường Nông Trang – Thành phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ) hoặc liên hệ tổng đài CSKH 0210 655 9999 (miễn phí) để được tư vấn, hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *