️ Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, nó có đặc điểm chung là trẻ có những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người.
Nội dung chính
+ Những biểu hiện ở trẻ:
– Hiếu động quá mức
– Khả năng tập trung rất kém
– Hấp tấp, bồng bột
– Nói nhiều
– Dễ nổi nóng, khó kiềm chế được cảm xúc
+ Trẻ tăng động giảm chú ý có thể được hỗ trợ như thế nào?
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra: Dùng thuốc kết hợp với liệu pháp hành vi được cho là hợp lý nhất. Trẻ cần được thăm khám, dùng thuốc và hướng dẫn liệu pháp hành vi theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
– Thuốc:
Nhóm thuốc tác động lên hành vi:
▶ Giải quyết xung động: giảm sự hiếu động
▶ Tăng độ tập trung
▶ Tăng khả năng hoàn thành công việc,
Nhóm thuốc chống trầm cảm:
▶ Tránh lo âu, cũng có thể dùng để làm giảm bớt hoạt động nhưng chú ý đề phòng gây an dịu quá mức.
– Liệu pháp hành vi:
Có kết quả tốt hơn khi được sử dụng kết hợp với chế độ thuốc hiệu quả.
▶ Gia đình và nhà trường cần thiết lập môi trường có lợi cho sự tập trung và chú ý của trẻ.
▶ Giúp trẻ giảm bớt những dự định không chắc chắn và tăng cường sự tổ chức.
▶ Việc giáo dục cho người bệnh và các thành viên gia đình họ là rất quan trọng. Khuyến khích việc dùng thuốc, giáo dục việc điều khiển hành vi, tập luyện kỹ năng xã hội và thường xuyên điều chỉnh lại nhận thức.
+ Những lưu ý về Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ:
– Để chăm sóc trẻ mắc một cách tốt nhất cần thực hiện các vấn đề sau (theo ý kiến của các chuyên gia thuộc Đại học Michigan):
– Phát hiện những phẩm chất tốt của trẻ, động viên khuyến khích kịp thời. Khi trẻ làm điều tốt hãy khen ngợi và cho trẻ biết bạn rất thích hành động đó
– Dùng lời lẽ nhẹ nhàng để hướng dẫn trẻ làm việc.
– Cho trẻ biết bạn muốn trẻ làm như thế này thế kia thay vì bảo trẻ đừng làm điều này điều kia.
– Do Thuốc điều trị Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể ảnh hưởng đến sự ngon miệng của trẻ nên chú ý nấu cho trẻ những bữa ăn ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng.
– Luôn để mắt đến trẻ khi trẻ chơi và tập thể dục thể thao để ngăn ngừa các chấn thương có thể xảy ra do các hoạt động hiếu động thái quá của trẻ.
………………………………………………………………………
Để được khám, đánh giá trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý hay không, Quý vị có thể đăng ký khám tại:
Phòng khám 215 – Tầng 2 – Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ.
Liên hệ Tổng đài CSKH (24/7): 0210 655 9999 để được hỗ trợ