0210 655 9999

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ và những con số

 Hiện tượng trẻ “lăng xăng, hay nghịch phá” ở các trường mẫu giáo, tiểu học trên cả nước ngày càng có xu thế gia tăng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và sự phát triển tinh thần của trẻ, cũng là nỗi lo lắng cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Đó là biểu hiện sớm của Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Tỉ lệ trẻ bị rối loạn thay đổi tùy theo từng quốc gia.
Một tổng hợp từ 102 nghiên cứu ở các vùng khác nhau trên thế giới cho thấy :
– khoảng 6,5% trẻ em.
– khoảng 2,7% thiếu niên có rối loạn này.
– Khoảng 20 – 60% trẻ bị ADHD giảm khả năng học tập.
– Hầu hết trẻ bị ADHD có một số kỹ năng bị mất đi ở trường học vì giảm tập trung (quên các chi tiết) và hấp tấp (trả lời mà không suy nghĩ).
– Tỉ lệ gặp ADHD ở trẻ trai cao hơn khoảng hai lần so với trẻ gái, tỷ lệ này khác nhau theo từng dạng.
– Tăng động/bốc đồng chủ yếu thường xảy ra ở trẻ trai gấp 2 đến 9 lần so với trẻ gái.
– dạng giảm chú ý xảy ra với tỉ lệ bằng nhau ở cả hai giới.
– ADHD có tính gia đình và không có nguyên nhân cụ thể.

Các nguyên nhân tiềm ẩn của ADHD:

– Các yếu tố di truyền
– Sinh hóa
– Vận động nhạy cảm
– Sinh lý và hành vi

 Một số yếu tố nguy cơ:

– Cân nặng lúc sinh dưới 1,5 kg
– Chấn thương đầu
– Thiếu sắt
– Cơn ngưng thở khi ngủ
– Phơi nhiễm chì cũng như rượu, thuốc lá và cocaine trước khi sinh
Khoảng ít hơn 5% trẻ em bị chứng ADHD có bằng chứng tổn thương thần kinh. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự khác biệt trong hệ thống dopaminergic và noradrenergic với việc giảm hoạt động hoặc kích thích ở thân não trên và vùng não trước-não giữa.
Các bạn có thể đọc bài dấu hiệu nhận biết bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ em để tìm hiểu thêm.
……………………………………
Để được khám, đánh giá trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý hay không, Quý vị có thể đăng ký khám tại
? Phòng khám 215 – Tầng 2 – Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ.
? Liên hệ Tổng đài CSKH (24/7): 0210 655 9999 để được hỗ trợ